Những thảo luận về công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay thường đề cập đến các thuật ngữ: điện toán đám mây, ảo hóa, lưu trữ mạng, phần mềm như một dịch vụ (Saas), SLA... nhưng hiếm khi nhắc đến lớp vật lý. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng tất cả công nghệ mạng đều phải dựa trên nền tảng lớp vật lý và cơ sở hạ tầng kết nối cáp để hỗ trợ cho nó. Tương tự các công nghệ khác, lớp vật lý trong mô hình 7 lớp của OSI đang dần thay đổi. Việc xử lý chứng nhận và lắp đặt ngày càng phức tạp khiến các nhà tư vấn và chủ sở hữu hệ thống mạng không thể bao quát hết được những thay đổi này, họ sẽ đấu tranh vì lợi nhuận và sự sống còn của doanh nghiệp.
Bài viết này trình bày tình hình chung về lĩnh vực kết nối cáp hiện nay, đánh giá các yếu tố sẽ mang lại thành công cho các nhà thầu thi công lắp đặt kết nối cáp khi phải đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng về khả năng quản lý nhiều dự án, nhiều môi trường truyền, nhiều tiêu chuẩn và nhiều công nghệ khác nhau.
Khả năng ‘quản lý mọi thứ’ sẽ là yêu cầu mới và ngày càng phổ biến trong chứng nhận hệ thống cáp. Các nhà lắp đặt kết nối cáp chuyên nghiệp cần phải tạo ra khác biệt gì để đảm bảo thành công và mang lại lợi nhuận? Sẽ cần điều chỉnh những gì để phù hợp với sự thay đổi của môi trường truyền, tiêu chuẩn và một số yếu tố khác? Hơn nữa, chúng ta sẽ thay đổi cách quản lý dự án như thế nào? Phần dưới đây sẽ phân tích rõ những khả năng này.
Môi trường thay đổi
Như chúng ta biết, việc lắp đặt lớp vật lý trong các TTDL đang thay đổi. Trước đây, kiến trúc mạng 3 tầng gồm tầng truy cập, tầng phân phối và tầng lõi thường được sử dụng khi thiết kế TTDL. Tuy nhiên, đang có những thay đổi đáng kể khi các máy chủ và các thiết bị lưu trữ riêng lẻ giờ đã được ảo hóa, dẫn đến sự gia tăng mật độ và nhu cầu về hiệu suất cao trong TTDL. Kiến trúc mạng 3 tầng sẽ bị phá vỡ thành một kết nối mạng duy nhất, hứa hẹn mang đến hiệu suất cao hơn. Bên cạnh đó, thời đại của BYOD sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thống mạng. Trong các nhánh ngang của kết nối mạng, các kết nối sẽ bị phủ đầy bởi lượng thiết bị không dây ngày càng tăng. Với những vấn đề liên quan đến thời gian truyền, giao thoa sóng, điểm truy cập giả mạo và một số vấn đề khác, Wifi sẽ khiến cơ sở hạ tầng mạng ngày càng thêm phức tạp.
Trong thập niên qua, các kết nối cáp đồng 1 Gbps đã được sử dụng vô cùng hiệu quả do có giá thành không đắt, lại dễ dàng lắp đặt và đo kiểm, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng. Nhưng đến hiện tại, nó đã không còn phù hợp và các hệ thống mạng đang chuyển dần từ kết nối cáp đồng 1 Gbps sang cáp đồng 10 Gbps, cáp quang 40 Gbps, thậm chí là 100 Gbps. Khi dữ liệu truyền trên mỗi kết nối cáp càng nhiều, thì vai trò của chúng cũng càng quan trọng hơn.
Thách thức từ sự phát triển
Các tiêu chuẩn mới được phát hành khiến vấn đề càng thêm phức tạp. Trước đây, người dùng sử dụng cáp Cat 5 như một lựa chọn tất yếu, nhưng giờ họ đã có nhiều lựa chọn hơn với Cat. 5e, Cat. 6, Cat. 6A hoặc Cat 7 đối với cáp đồng, và nhiều loại cáp quang khác. Sự đa dạng của tiêu chuẩn ngành, hệ thống đo lường và các yêu cầu hợp chuẩn càng làm tăng thêm tính phức tạp với những thuật ngữ viết tắt khó hiểu như TIA, ISO, EF, TCL, CDNEXT, TCLT, ELTCTL… và các chuẩn Wi-fi 802.11a, b, g, n, ac & ad. Xa hơn nữa là các khái niệm như “kéo cáp Cat. 6 này và kết nối đến tủ server, kéo cáp Cat. 6 này và kết nối đến switch, kéo cáp Cat. 5e này cho mạng LAN...”
Nắm được sự thay đổi của thị trường công nghệ CommScope luôn tìm tòi nghiên cứu và hoàn thiệt sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Quý khách hàng có thể tìm đến những nhà Phân phối Dây, cáp mạng AMP cat5, cat6 UTP, FTP chính hãng có CO/CQ cáp chính hãng để nhận được sản phẩm tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.