Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Thách thức từ sự phát triển của cáp mạng

Thách thức từ sự phát triển của hệ thống cáp mạng viễn thông

Các tiêu chuẩn mới được phát hành khiến vấn đề càng thêm phức tạp. Trước đây, người dùng sử dụng cáp Cat 5 như một lựa chọn tất yếu, nhưng giờ họ đã có nhiều lựa chọn hơn với Cat. 5e, Cat. 6, Cat. 6A hoặc Cat 7 đối với cáp đồng, và nhiều loại cáp quang khác. Sự đa dạng của tiêu chuẩn ngành, hệ thống đo lường và các yêu cầu hợp chuẩn càng làm tăng thêm tính phức tạp với những thuật ngữ viết tắt khó hiểu như TIA, ISO, EF, TCL, CDNEXT, TCLT, ELTCTL… và các chuẩn Wi-fi 802.11a, b, g, n, ac & ad. Xa hơn nữa là các khái niệm như “kéo cáp Cat. 6 này và kết nối đến tủ server, kéo cáp Cat. 6 này và kết nối đến switch, kéo cáp Cat. 5e này cho mạng LAN...”



Áp lực cho thị trường cáp mạng thời điểm hiện tại 

Trong thời điểm hiện tại, những người chịu trách nhiệm triển khai và bảo trì cơ sở hạ tầng (các bộ phận thi công cáp, quản lý dự án, quản trị mạng và một số vị trí khác) đang phải đối mặt với sức ép về nguồn lực. với những ràng buộc về thời gian và chi phí, họ cần phải làm được nhiều việc hơn, với tốc độ nhanh hơn.

Một thực tế có thể không được thừa nhận trong tình huống này là sự hạn chế về nhân sự và chuyên môn. Một số nhân sự được đào tạo về chuyên môn để làm những công việc nhất định thường không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế (đặc biệt, tỷ lệ người thi công lắp đặt không tương xứng với số lượng cần lắp đặt) và một số khác bị hạn chế về chuyên môn. Sự phân chia giữa những người quản lý dự án và người thi công lắp đặt ngày càng rõ ràng. Những người quản lý dự án có các chứng chỉ nghề nghiệp và chuyên môn thật sự đáp ứng được yêu cầu của việc lắp đặt và đo kiểm, trong khi những kỹ thuật viên hoặc người thi công lại bị hạn chế về đào tạo, có chuyên môn thấp và thậm chí trong một số trường hợp còn sử dụng cả công nhân thời vụ.

Dù nguồn lực hạn chế và phải làm việc trong các môi trường có dự án kết nối cáp phức tạp, nhưng yêu cầu về số lượng lắp đặt và chứng nhận cáp vẫn ngày càng tăng. Theo các cuộc khảo sát, gần 95% nhà thầu mong muốn số lượng kết nối cáp được chứng nhận trong năm sau sẽ bằng hoặc cao hơn năm nay, 59% trong số đó muốn duy trì chỉ tiêu như cũ và 34% mong muốn đạt số lượng cao hơn. Trong quá trình thi công, đo kiểm và chứng nhận là công đoạn cần thiết nhằm đảm bảo mọi kết nối đều hoạt động tốt. Các bảng báo cáo chứng nhận sẽ giúp việc xử lý sự cố thuận lợi hơn, đây đồng thời cũng là yêu cầu bắt buộc trong chính sách bảo hành của các nhà sản xuất cáp.



Với khối lượng công việc nhiều và nguồn lực khan hiếm, các nhà thầu thường triển khai riêng biệt đội thi công/đo kiểm và đội dịch vụ. Thực tế, phương pháp tiếp cận này có thể làm tách biệt các nhân sự có khả năng sửa chữa những kết nối bị lỗi với các nhân sự sẽ phát hiện ra lỗi trong quá trình đo kiểm. Khi một lỗi được tìm thấy và không thể khắc phục ngay lập tức, công việc sẽ bị gián đoạn. Một khảo sát gần đây với những người thi công cho thấy, 55% trong số họ thường luân chuyển thiết bị đo kiểm của mình nhiều lần trong một tháng từ công trình này đến công trình khác.

Theo kết quả các cuộc khảo sát được thực hiện bởi Fluke Networks, 91% những người lắp đặt ở Mỹ, 90% ở Châu Á, và 97% ở Châu Âu cho biết có ít nhất một sự cố xảy ra trong 30 ngày gần nhất. Trong đó, hơn một nửa những người lắp đặt ở Mỹ và Châu Âu báo cáo có hơn 7 sự cố, và hơn một nửa những người lắp đặt ở Châu Á báo cáo có hơn 10 sự cố trong khoảng thời gian này.

Cần lưu ý rằng trong những sự cố này sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến cáp và thi công cáp. Khả năng xảy ra lỗi trong quá trình thi công là rất đáng kể. Do có nhiều người khác nhau cùng thi công, nên khi chứng nhận có thể gặp các lỗi như thông số đo kiểm không đúng, cấu hình nhầm, sai dữ liệu đo kiểm, kết quả không phù hợp, đo kiểm hoặc báo cáo không đầy đủ… Tính linh động của công cụ đo kiểm (có khả năng di chuyển từ công trình này qua công trình khác và quay lại công trình đang thi công mà không cần phải cài đặt lại thiết bị và dữ liệu) là yếu tố góp phần đáng kể giúp hạn chế các lỗi xảy ra trong quá trình này.

Những sự cố này sẽ làm giảm năng suất của người thi công. Dữ liệu khảo sát cho thấy, trung bình mất 45 giờ để giải quyết các sự cố về hạ tầng kết nối cáp trong những dự án có khoảng 1000 kết nối ở Mỹ. Con số này ở Châu Á là 61 giờ và ở Châu Âu là 26 giờ.

Một trong những giải pháp được đưa ra là  sử dụng cáp mạng chính hãng CommScope do các đại lý Phân phối Dây, cáp mạng AMP cat5, cat6 UTP, FTP chính hãng có CO/CQ đảm bảo tiết kiết thời gian, công sức lắp đặt. Đảm bảo các yêu cầu về thao tác kỹ thuật. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Hướng dẫn bấm cáp mạng theo chuẩn B

Thông thường thì chúng ta sẽ sử dụng chuẩn B nhiều hơn, nên mình sẽ hướng dẫn các bạn bấm dây mạng theo chuẩn B trước nhé. Bài viết này sẽ...