Nhiều nhà sản xuất chọn cách đo kiểm cáp với tần số vượt mức tối đa quy định trong TIA 568-C.2, và thường công bố mức tần số đo này trên các sản phẩm của mình. Mục đích thử nghiệm tần số quét cao hơn là nhằm xác định hiệu suất cáp có vượt yêu cầu trong tiêu chuẩn không. Việc thử nghiệm hiệu suất ở tần số vượt trên tiêu chuẩn có thể giúp các nhà sản xuất cáp theo dõi và điều chỉnh quá trình sản xuất của họ.
Điều gì xảy ra nếu nhà sản xuất cung cấp thông số hiệu suất vượt quá tần số quy định trong tiêu chuẩn? Các tần số cao với giá trị ACR cao sẽ cho chất lượng cáp tốt hơn thông thường. Tuy nhiên, hiệu suất ở tần số tối đa vượt quá 250 MHz cho cáp Cat. 6 thường ít hoặc không có vai trò quan trọng khi đánh giá cáp ở cùng ứng dụng Gigabit Ethernet. Có thể giải thích điều này bằng ví dụ về tốc độ của xe ô tô. Tuy tốc độ tối đa của xe rất cao, nhưng khi chạy trên thực tế, tốc độ tối đa của xe lại bị chi phối bởi giới hạn tốc độ trên đường. Tuy nhiên, khi so sánh ở ứng dụng 10GBase-T thì cáp có thông số hiệu suất vượt quá tần số quy định sẽ hỗ trợ được ứng dụng này ở khoảng cách ngắn. Chẳng hạn như cáp AMP Cat. 6, được đo kiểm ở tần số lên đến 600 MHz và có khả năng hỗ trợ ứng dụng 10GBase-T ở khoảng cách 37 m.
Hiểu về dữ liệu đo kiểm cáp mạng
Khi so sánh dữ liệu đo kiểm cáp giữa 2 nhà sản xuất khác nhau, bạn có thể gặp thách thức do cách các nhà sản xuất trình bày dữ liệu, và cách dữ liệu này đáp ứng yêu cầu về hiệu suất như thế nào. Như đã nói, tiêu chuẩn TIA xác định những giá trị riêng cho từng thông số tại một tần số nhất định. Một nhà sản xuất có thể vừa công bố hiệu suất vừa cung cấp giá trị tham chiếu từ tiêu chuẩn. Ví dụ, hình 2 cho thấy hãng sản xuất cáp AMP Netconnect đã trình bày cả các thông số tham khảo từ chuẩn TIA-568-C.2, các giá trị hiệu suất hoạt động tối thiểu và tối đa mà cáp có thể cung cấp.
Một số nhà sản xuất trình bày dữ liệu hiệu suất dựa theo cách riêng của mình, chẳng hạn như đưa ra hiệu suất điển hình hoặc trung bình. Một số khác chỉ trình bày bằng một mô tả duy nhất tên công ty của họ. Điều này khiến cho việc so sánh cáp càng khó khăn hơn. Ngoài ra, một số nhà sản xuất lại cung cấp dữ liệu đo kiểm của toàn tuyến liên kết cho giải pháp kêt nối cáp của họ, bao gồm tất cả thành phần của một tuyến liên kết như cáp, ổ cắm, thanh đấu nối, cáp đấu nối … Cách trình bày này sẽ khiến người dùng vô cùng bối rối khi phải so sánh các loại cáp với nhau.
Đo kiểm toàn tuyến liên kết cũng là một trong những cấu hình được quy định trong TIA 568-C.2, nhưng các quy định để đo kiểm toàn tuyến liên kết có phần ít nghiêm ngặt hơn so với đo kiểm cáp ngang. Ví dụ, một tuyến liên kết sử dụng cáp tốt và các thiết bị hiệu suất thấp có thể cung cấp hiệu suất X, và một tuyến liên kết khác sử dụng cáp chất lượng thấp và các thiết bị có hiệu suất cao cũng có thể mang lại cùng một hiệu suất X. Do đó, dữ liệu này không thích hợp để so sánh hiệu suất cáp giữa các tuyến liên kết. Đây cũng là một trong những lý do vì sao nhiều nhà sản xuất cáp cung cấp nhiều loại cáp, mỗi loại có một mức hiệu suất hoạt động xác định. Việc dùng cáp hiệu suất cao hơn cho phép người dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc kết nối mà không cần quan tâm đến hiệu suất thực tế.
Đôi khi, người ta cho rằng dữ liệu đo kiểm toàn tuyến liên kết có thể là thước đo chính xác hiệu suất của tuyến liên kết, vì khi đo một tuyến liên kết, chắc chắn sẽ đo luôn cả dây cáp đấu nối. Tuy nhiên, hầu hết các tuyến liên kết trong môi trường mới xây dựng thường được đo kiểm theo kiểu cáp ngang, chỉ bao gồm cáp, ổ cắm và thanh đấu nối. Do việc đo kiểm thêm cả dây cáp đấu nối trong môi trường thực tế thường không khả thi, vì còn tùy thuộc vị trí lắp đặt và lịch trình di chuyển. Trên thực tế, dây đấu nối thường bị di chuyển hoặc thay thế, và thậm chí còn có thể dùng dây đấu nối của nhà sản xuất khác. Nếu dây đấu nối bị thay thế, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của tuyến liên kết và tính chính xác của dữ liệu đo kiểm trên tuyến liên kết này không còn được đảm bảo.
Kết luận
Khi lựa chọn các thành phần cho cơ sở hạ tầng, điều quan trọng là so sánh các thông số kỹ thuật của sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định. Hãy thận trọng khi đánh giá kết quả đo kiểm điển hình và trung bình. Nên so sánh kết quả từ những cấu hình đo kiểm tương đương (cáp ngang với cáp ngang, tuyến liên kết với tuyến liên kết…). Đừng quên đánh giá chất lượng bảo hành của nhà sản xuất. Cuối cùng, hãy mua các sản phẩm chính hãng đúng yêu cầu và chất lượng, được các nhà Phân phối Dây, cáp mạng AMP cat5, cat6 UTP, FTP chính hãng có CO/CQ để hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ lắp đặt và sản phẩm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.